Sunday, August 7, 2011

Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Kỳ 5 / 2011 Nam California







Dai Ta Nhay Du Luong Xuan Viet va Biet Kich Pham Hoa Nha Ky Thuat
AIRBORNE ALL THE WAY





 Hang Quan Danh Du The He 2 QLVNCH




Hinh Luu Niem Dai Ta Viet va Hoi Bao Ton Truyen Thong QLVNCH


Dai Ta Luong Xuan Viet va Gia Dinh Mu Do Nam California




Hang Quan Lien Hoi CCS
Ban To Chuc




Di Hanh
 Anh Le Minh CD2 Xung Kich




 Biet Dong Quan QLVNCH




 Chi Hanh Nhon
 Dieu Quyen SBTN




 Dai Ta Luong Xuan Viet
Thuy Quan Luc Chien Nam California
 Khong Quan Nam California
 Dai Ta Luong Xuan Viet va Dai Ta Vo Dai Ton
 Hai Quan Nam California
Hoi Si Quan Tru Bi Thu Duc
Dai Uy Le Van San Doan 71 va Gia Dinh
Dai Ta Luong Xuan Viet va Si Quan Thu Duc Ti Hon
 Anh Nam Loc , 2 Chau va Dai Ta Luong Xuan Viet
Dai Ta Luong Xuan Viet va Truc Ho
Luu Anh Dung Hoi Truong 101 / Hoi Pho Dong De Ban Nhac The Soldiers
Tam Doan
Phóng Viên Từ Wasington DC Võ Thành Nhân
 Thanh Toan SBTN
Hoi Bao Ton Truyen Thong QLVNCH

Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Lính VNCH kỳ 5

(08/07/2011)
Bài: Nhóm trẻ / Việt Herald
Hình: Lâm Hoài Thạch.

Garden Grove, California (VH): Đại Nhạc Hội Ngoài Trời Cám Ơn Anh Người Lính VNCH kỳ 5 được tưng bừng khai diễn từ lúc 12 giờ trưa Chủ Nhật, ngày 7 tháng 8/ 2011 tại khuôn viên sân vận động trường Trung học Bolsa Grande, trên đại lộ Westsminster, thành phố Garden Grove, California. Trưởng ban tổ chức là Bà Hạnh Nhơn, Chủ tịch hội TPB & CNQP VNCH, với sự phối hợp hỗ trợ của Trung tâm Asia & SBTN TV, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Nam California và các cơ sở thương mại cũng như nhiều đoàn thể khác.












Một chương trình văn nghệ rất phong phú với sự đóng góp thiện nguyện của trên 100 ca- nhạc- nghệ sĩ, ban nhạc, ban văn nghệ, đã thu hút khoảng hơn 5000 khán thính giả, các đại diện trong chính giới và hội đoàn đến để cùng nhau bày tỏ và ủng hộ tinh thần biết ơn của đồng hương Việt Nam tại hải ngoại đối với các Thương phế binh, Cô nhi quả phụ VNCH đang còn sống nhọc nhằn trong nước. Hầu hết đại diện của các đài truyền thông và báo chí đều có mặt để tường thuật Đai Nhạc Hội Ngoài Trời lớn lao này. Như thường lệ trong 5 năm qua, chương trình cũng được trực tiếp truyền hình đi khắp Hoa Kỳ và Canada qua hệ thống trực tải của SBTN TV và SET TV. Các MC, hoạt náo viên tham gia điều hợp chương trình gồm có: NS Nam Lộc, NS Việt Dũng, Các xướng ngôn viên truyền thông: Minh Phượng, Diệu Quyên, Kim Nhung, Đỗ Tân Khoa, Uyển Diễm...

Hình ảnh những người Thương phế binh VNCH đã được ngưỡng mộ và vinh danh từ những trái tim đầy ắp tình người, tình yêu nhân loại, và cao quý nhất là lòng biết ơn của đồng hương tại hải ngoại đến với những chiến sĩ đã hy sinh một phần thân thể của mình cho lý tưởng tự do. Họ là những người con yêu của đất nước, những người từng quên mình xông pha ngoài trận tuyến vì nhân dân và tổ quốc Việt Nam. Họ đã hiến dâng một phần máu thịt thanh xuân vì sự sống còn của toàn dân Miền Nam Việt Nam, vì di sản ngàn đời do các bậc tiền nhân đã có công gầy dựng, gìn giữ và trao truyền lại. Giờ đây, họ vẫn còn kéo dài cuộc sống khó khăn và buồn tủi tại quê nhà với một thân xác không toàn vẹn!
Họ là những chiến binh quốc gia phục vụ chiến trường trong nhiều sắc phục của Quân Lực VNCH, thuộc các quân binh chủng Không Quân, Hải Quân, Các Sư Đoàn Bộ Binh, Binh Chủng (BC) Thủy Quân Lục Chiến, BC Nhảy Dù, BC Biệt Động Quân, BC Pháo Binh - Thiết Giáp - Truyền Tin - Quân Y - Nha Kỹ Thuật - Chiến Tranh Chánh Trị - Nữ Quân Nhân - Xây Dựng Nông Thôn - Cảnh Sát - Địa Phương Quân - Công Binh - Thiếu Sinh Quân.. và trong nhiều lực lượng hậu cần khác. Những chiến công lẫy lừng làm rạng danh quân sử của quân lực VNCH được đánh đổi bằng máu xương và tinh thần chiến đấu quật cường của các chiến sĩ oai hùng một thời làm bạt vía quân thù trên các mặt trận. Trong các anh, một số đã anh dũng đền nợ nước, một số ngã gục trong các ngục tù cộng sản, một số vùi thây dưới lòng biển cả hay trong rừng sâu cũng vì hai chữ tự do.
Một lần nữa, Ban tổ chức, các văn nghệ sĩ của Nam California, đại diện các đoàn thể Quân - Cán - Chính VNCH, toàn thể đồng hương, các cơ sở kinh doanh của người Việt trên toàn Hoa Kỳ, với tâm tình biết ơn sâu sắc và bao la, xin được chân thành cảm tạ anh, người TPB VNCH còn tại thế ở quê nhà. Một chút quà mọn sẽ đến với các anh qua sự đóng góp đầy ý nghĩa của Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Phế Binh VNCH kỳ 5. Trong dịp này, chúng tôi cũng không quên thắp nén tâm nhang, tri ân các chiến sĩ anh hùng đã nằm xuống vì sự sống còn của Tổ Quốc và dân tộc Việt Nam .
Những dữ kiện ghi vội vào lúc đại nhạc hội bế mạc:
- Số đồng hương tham dự: khoảng 8,000 người.
- Số tiền thu được tại chỗ và đã kiểm: $530,000. Như mọi năm trước, con số cuối cùng sẽ được chính thức công bố sau khi tổng kết.
- Thiện nguyện viên giúp đỡ ban Tổ chức: 250 người.
- Ngoài ra, ông Phan Tấn Ngưu thay mặt ban Tổ chức, gởi lời tạ lỗi cùng đông đảo đồng hương đến ủng hộ đại nhạc hội dưới trời nắng và khí hậu nóng bức, tuy có dự phòng nhưng Ban Tổ chức bị trục trặc vào giờ chót nên đã không thực hiện được hệ thống phun nước để quý khán giả được thoải mái trong lúc thưởng thức chương trình văn nghệ.

Ðại Nhạc Hội Cám Ơn Anh kỳ 5, thu được hơn nửa triệu đô la
Sunday, August 07, 2011 9:02:44 PM
Bookmark and Share
Decrease Text Size Increase Text Size




Món nợ ân tình chưa trả hết


Nguyên Huy & Ðỗ Dzũng/Người Việt

GARDEN GROVE (NV) - Hàng ngàn đồng hương người Việt miền Nam California đã lần lượt tới tham dự Ðại Nhạc Hội “Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH” kỳ 5 trong suốt ngày Chủ Nhật tại sân vận động trường trung học Bolsa Grande, Garden Grove và ủng hộ mạnh mẽ cũng như một ghi nhận một món nợ ân tình chưa trả hết cho thương phế binh VNCH tại quê nhà.

Nhạc cảnh ‘Anh Vẫn Sống’, một trong các tiết mục của chương trình. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)

Cho đến 7 giờ 30 tối, theo ban tổ chức thông báo, đã thu được $505,000 và vẫn tiếp tục nhận ủng hộ của đồng hương trong những ngày tới.
Trả lời phỏng vấn nhật báo Người Việt, cựu Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, chủ tịch Hội H.O. Cứu Trợ TPB & Quả Phụ VNCH, trưởng ban tổ chức đại hội, cho biết đại hội năm nay thành công là nhờ đóng góp của nhiều người, kể cả một số ở tiểu bang khác và quốc gia khác.
Bà nói: “Năm nay rất thành công. Nhiều đồng hương ở đây, các tiểu bang và các quốc gia khác như Úc, Canada, Áo, Na Uy và Việt Nam đến tham dự. Thành ra, không khí rất nồng nhiệt, họ cho tiền rất nhiều.”
“Ngoài ra, nhờ có bán đấu giá tác phẩm của hai nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh và Hồ Ðăng, văn nghệ thì có kịch của Quang Minh-Hồng Ðào, nhạc thì có trình diễn hai bài ‘Ðáp Lời Sông Núi’ và 'Phải Lên Tiếng' của nhạc sĩ Trúc Hồ trong tình hình đất nước hiện nay, nên bà con rất hân hoan. Một số đóng góp tại chỗ, một số ở tiểu bang khác gọi điện thoại qua V247,” bà Hạnh Nhơn nói. “Ðồng hương mình dễ thương quá.”
Ông Linh Nguyễn, một thành viên ban tổ chức, cho rằng năm nay khá hơn là nhờ nhiều người mua vé đi xem.
Ông giải thích: “So với năm ngoái, nhiều người mua vé đi xem hơn, nên số tiền thu từ bán vé cũng nhiều hơn. Vả lại, vì đồng hương đến đông hơn nên cho tiền tại chỗ cũng nhiều hơn.”
Vào lúc khai mạc đúng 12 giờ trưa, số quan khách và đồng hương đã ngồi gần kín năm lều lớn trước sân khấu mà mỗi lều có kê hàng ngàn ghế ngồi.
Có thể nói đại nhạc hội này như một lễ hội của cộng đồng người Việt tại Nam California, cứ đến hẹn lại lên, hàng năm lại có. Giờ khai mạc đang diễn ra nhưng số người vẫn còn nườm nượp tới trước cổng vào.
Khắp chung quanh khu vực trường học không còn một chỗ đậu xe, lan rộng sang tận phía bên kia đường Westminster, đổ vào cuối con đường Bushard. Người đến tham dự thuộc mọi thành phần tuổi tác, đặc biệt là cựu quân nhân, cả thường phục và trong quân phục.
Ðại nhạc hội có ba phần chính, thứ nhất là các nghi thức khai mạc với lễ nghi quân cách thật trang trọng do các cựu quân nhân trong Liên Quân QLVNCH cử hành. Thứ đến là phần phát biểu của ban tổ chức và quan khách tham dự và sau đó là một chương trình ca vũ nhạc với gần 60 ca sĩ tên tuổi của Trung Tâm Asia và 12 MC duyên dáng rất quen biết trong cộng đồng.
Tất cả, theo MC Nam Lộc loan báo, “không một ai nhận lãnh một đồng xu cắc bạc nào khi đến giúp vui”.
Bà Hạnh Nhơn, đại diện ban tổ chức, gồm Hội H.O. Cứu trợ TPB & Quả Phụ, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH, hai đài truyền hình SBTN và SET và Trung Tâm Asia, đọc diễn văn khai mạc đại nhạc hội.
Trong tâm tình tri ân mọi giới đồng bào, các cơ quan truyền thông tiếp tay với hội để “Chúng ta cùng nhau nhìn về một hướng đem lại cho anh em TPB và Quả Phụ VNCH một nụ cười tươi trong niềm hy vọng để vui sống.”
Bà Hạnh Nhơn đã nhắc đến cuộc sống vô vàn đau thương thống khổ của những người bạn TPB đồng ngũ trong QLVNCH. Ðó là món nợ ân tình chúng ta khó mà trả cho hết được.
Cũng như các đại nhạc hội kỳ trước, khoa học gia Dương Nguyệt Ánh có mặt cùng ban tổ chức để nói lên tấm lòng của thế hệ trẻ hải ngoại rằng “Chúng ta đến đây không chỉ để mua vui mà là để vinh danh người lính VNCH đã hy sinh cho đất nước và dân tộc, cụ thể là những thương phế binh VNCH.”


Gần cả chục ngàn đồng hương người Việt ở Nam California đã lần lượt tới tham dự Đại Nhạc Hội trong suốt một ngày. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)


Bà đọc lại một số những nhận định của các giới chức quân sự và dân sự Hoa Kỳ có liên quan đến cuộc chiến Việt Nam. Tất cả đều có chung một nhận định là sự hy sinh của QLVNCH trong cuộc chiến Việt Nam rất cao và tinh thần chiến đấu của họ rất đáng ca ngợi. Ðại Tá Lương Xuân Việt, quân nhân Mỹ gốc Việt, trong dịp này cũng phát biểu: “Ðây là lần đầu tiên tôi được đóng góp vào sinh hoạt của cộng đồng người Việt. Có sống đời lính mới hiểu được tình lính. Xin được đóng góp nhỏ nhoi đến người TPB/VNCH.”
Ðóng góp nhỏ nhoi đó của Ðại Tá Việt là chi phiếu $500.
Cũng trong dịp này, nhiều đại diện tôn giáo và hội đoàn trong cộng đồng người Việt ở Nam California bầy tỏ tấm lòng với TPB/VNCH mà người dân Việt hải ngoại đã coi đó là những người mà chúng ta phải trả một món nợ ân tình không bao giờ hết được.
Ban tổ chức hy vọng Ðại Nhạc Hội Cám Ơn Anh kỳ 5 thu được ít nhất trên nửa triệu đô la, cho dù kinh tế Hoa Kỳ đang có nguy cơ suy trầm lần nữa.



Trung tá Hạnh Nhơn, Trưởng Ban Tổ Chức và Chủ tịch ‘Hội H.O Cứu Trợ Thương Phế Binh & Quả Phụ VNCH’, người có công rất lớn trong việc tổ chức các đại nhạc hội và giúp đỡ các  thương phế binh, cô nhi quả phụ VNCH ở Việt Nam. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)


Ðã từ năm năm nay, Hội H.O. Cứu Trợ TPB & Quả Phụ VNCH, được sự tiếp tay của Liên Hội Cựu Chiến Sĩ, đài truyền hình SBTN và Trung Tâm Asia, công việc cứu trợ TPB còn ở trong nước đã vượt được giới hạn vài ba chục ngàn đô la do hội “đơn thương độc mã” làm trong suốt gần 20 năm trước đó.
Có năm, số tiền thu được lên hơn $1 triệu. Ðiều đó minh chứng rõ rệt tình của lính VNCH là một thứ tình có thật không chỉ trong lời ca tiếng hát. Ðiều đó cũng chứng minh rằng cộng đồng người Việt tị nạn ở khắp nơi hết lòng tri ân trả nghĩa đến TPB/VNCH, những người đã hy sinh cho người dân được yên ấm ở hậu phương.
Mỗi năm một lần, đây là dịp nghĩ đến ân nghĩa với người thương phế binh VNCH. Sự hy sinh và mất mát của họ không có gì bù đắp nổi, nhất là sau 30 Tháng Tư, 1975. Họ bị nhà cầm quyền Cộng Sản gạt ra khỏi xã hội.
Ngày nào chế độ Cộng Sản còn cai trị đất nước, ngày đó thương phế binh VNCH, nếu còn sống, vẫn còn phải chịu một cuộc sống khó khăn, không có một hy vọng nhỏ nhoi nào cho bản thân mình cũng như con em họ. Nên sự cứu trợ hàng năm qua Ðại Nhạc Hội Cám Ơn Anh sẽ là những bàn tay nâng đỡ an ủi nhau để từ đó thương phế binh VNCH bớt được nỗi đau buồn tủi, mất mát, mà họ đã gánh chịu thay mọi người trong cuộc chiến.
Bà Hạnh Nhơn cho biết, trong những ngày tới, đồng hương có thể tiếp tục đóng góp bằng cách liên lạc hai số điện thoại (714) 539-3545 và (714) 721-0758. Nếu gởi chi phiếu, xin đề “ÐNH Cám Ơn Anh kỳ 5” trong phần memo và gởi về Hội HO Cứu Trợ TPB & Quả Phụ VNCH, PO Box 25554, Santa Ana, CA 92799.

Biet Dong Quan Nam California
Ban To Chuc
Tiep Tan
Khong Quan Luu Niem voi Ba Hanh Nhon
Toan Quoc Quan Ky
Quan Ky QLVNCH

Chi Hanh Nhon va anh Pham Dinh Khuong
Dai Ta Co Tan Tinh Chau va Dai Ta Luong Xuan Viet
Tuyet Dung Ban Tam Ca 3 trai tao, Dai Ta Viet va Luu Anh Dung
Gia Dinh Dai Ta Luong Xuan Viet
Chi Hanh Nhon doc dien van
Chi Thuy phu trach am thuc va giai khat
Viet Dung, Dieu Quyen, Da Lan, Do Tan Khoa, Duong Nguyet Anh va anh Nam Loc
Duong Nguyet Anh va Xuong Ngon Vien Kim Nhung SBTN
Chi Duong Nguyet Anh tam tinh
Dai Ta Luong Xuan Viet va anh Nam Loc
Cong Thanh va Lynn
Diep Thanh Thanh

Giang Tu va BTC
Phuong Hong Que Minh Phuong

Nam Loc, Bang Chau va Viet Dung
Chi Hanh Nhon, Pham Hoa va Hoi Bao Ton Truyen Thong QLVNCH

Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh VNCH
(08/08/2011) (Xem: 1014)

Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh VNCH; Tới 4:30pm chiều, quyên được gần 400,000 đô giúp thương binh VNCH

Hình ảnh trong Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh ở Garden Grove hôm Chủ Nhật.(Photo VB)

Garden Grove (Bình Sa)- - Trưa Chủ Nhật, 7 tháng 8 năm 2011 tại sân vận động trường Trung Học Bolsa Garnde, hàng ngàn đồng hương đã tham dự buổi Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh người thương binh Việt Nam Cộng Hòa. Theo Ông Phan Tấn Ngưu, Chủ Tịch Liên Hội Cựu Chiến Sĩ, trưởng ban tổ chức cho biết số ghế đã sắp là 7,000 ghế nhưng đến giờ khai mạc chỉ còn một số ít trống, trong khi đó đồng hương vẫn tiếp tục đến.
Điều hợp chương trình khai mạc cựu Không Quân Phạm Đình Khuông. Sau phần nghi thức chào quốc kỳ Việt Mỹ và phút mặc niệm, tiếp theo đoàn xe mô tô do Luật Sư Đỗ Phủ và Anh Tuấn diễn hành chào mừng Đại Nhạc Hội chung quanh khu vận động, sau đó Luật Sư Đỗ Phủ thay mặt anh em trong đoàn gởi tặng anh em thương phế binh số tiền là 3,000 Mỹ kim.
Tiếp theo phần giới thiệu quan khách, chúng tôi nhận thấy có sự hiện diện của một số qúy vị dân cử Thành Phố, Tiểu Bang, Liên Bang, Hội Đồng Liên Tôn, đại diện các hội đoàn, đoàn thể, đảng phái chính trị, các cơ quan truyền thông, truyền hình, báo chí. Đặc biệt về từ xa có Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh, Đại Tá Lữ Đoàn Trưởng Nhảy Dù Lương Xuân Việt, Ông Võ Đại Tôn. . . Tiếp theo Bà Trung Tá Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, Hội Trưởng H.O Cứu trợ TPB và QP/VNCH lên ngỏ lời chào mừng và cảm ơn sự hiện diện của Quan Khách, tất cả đồng hương và nhất là các cơ quan truyền thông, truyền hình, báo chí đã ủng hộ cho hội trong suốt thời gian qua và hôm nay là kỳ Đại Hội lần thứ 5. Bà cho biết: "Sau một năm miệt mài làm việc của anh chị em trong hội đã giúp đỡ được 6,000 Thương Phế Binh và Cô Nhi Quả Phụ Việt Nam Cộng Hòa, việc làm đó nhờ vào sự ủng hộ của đồng hương để có điều kiện đem lại nổi vui mừng, hạnh phúc cho những người bạn bất hạnh của chúng ta, tuy nhỏ nhoi nhưng cũng đắp đổi được qua ngày tháng sống khổ cực của họ... Bà tiếp, những kỳ Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh là dịp để chúng ta họp mặt, cũng như để hằng trăm ngàn đồng hương khắp nơi đang theo dõi tyrên đài SBTN trực tiếp Truyền Hình khắp Hoa Kỳ và Canada, chúng ta đang cùng nhìn chung vế một hướng. Hãy tưởng tượng nét hân hoan rạng rỡ của hàng ngàn anh em TPB và QP cùng gia đình vợ con của họ khi nhận được tiền chúng ta giúp đỡ..."
Tiếp theo Ông Phan Tấn Ngưu Trưởng Ban Tổ Chức cùng toàn thể các thành viên trong BTC lên chào quan khách và đồng hương. Trong lời phát biểu ông cảm ơn sự hiện diện của qúy vị  lãnh đạo tinh thần, Qúy vị quan khách, qúy hội đoàn, đoàn thể, các cơ quan truyền thông, truyền hình báo chí và đồng hương tham dự. Ông cũng nhắc lại những cảnh sống cơ cực của những đồng đội, những chiến sĩ đã hy sinh đời mình cho lý tưởng tự do... và ông kêu gọi mọi người hãy nhớ về họ, thể hiện tình huynh đệ để giúp những người bất hạnh bị bỏ quên ngay trên quê hương của mình... Sau đó Khoa Học Gia Nguyệt Ánh lên bày tỏ cảm nghĩ của cô đối với những người đã một đời hy sinh vì tổ quốc. Cô cũng trích lại một số câu nói về sự chiến đấu hào hùng và dũng cảm của Quân Lực VNCH do các nhà lãnh đạo tiếng tăm tại Hoa Kỳ đã nhận định, Cô cũng nhấn mạnh: "Chúng ta đến đây không phải làm việc từ thiện mà đến để vinh danh họ và góp phần trả ơn cho họ." Sau đó là lời phát biểu của Đại Tá Lương Trọng Việt. Ông gởi lời chào mừng và cảm ơn ban tổ chức để ông có cơ hội tiếp xúc và trở về với cộng đồng hôm nay. Ông tiếp rất xúc động khi nhìn lạc các Bác, Các Chú trong bộ quân phục ông lại nghĩ về thân phụ ông cũng là một Sĩ Quan trong Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến, khi nhìn thấy những chiến sĩ Mũ Đỏ anh lại liên tưởng tinh thần thiêng liêng trong tình huynh đệ chi binh. Trong dịp nầy anh cũng đã đóng góp 500 Mỹ kim để giúp anh em thương phế binh VNCH.
Mở đầu chương trình văn nghệ với bản hợp ca "Xuất Quân" do ban hợp ca Liên Hội trình diễn. Tiếp theo Nhạc Cảnh "Anh Vẫn Sống" do Ban Tù Ca Xuân Điềm thực hiện cùng Ban Nhạc The Soldiers.
Chương trình văn nghệ với các MC như: Bảo Châu, Diệu Quyên, Đỗ Tân Khoa, Dương Nguyệt Ánh, Kim Nhung, Lâm Quỳnh, Minh Phượng, Nam Lộc, Ngọc Đan Thanh, Quế Trang, Thanh Toàn, Việt Dzũng. . . Thành phần Nghệ Sĩ có: Anh Dũng, Băng Châu, Cardin, Châu Tuấn, Chí Tâm, Đan Nguyên, Đan Vy, Diễm Liên, Diệp Thanh Thanh, Giang Tử, Hà Thanh Xuân, Hồ Hoàng Yến, Hồ Lệ Thu, Hồ Ngọc Như, Hồng Đào, Huỳnh Gia Tuấn, Lâm Nhật Tiến, Lâm Thúy Vân, Mai Lệ Huyền, Mai Ngọc Khánh, Mai Thanh Sơn, Minh Thông, Mỹ Huyền, Ngọc Minh, Nini, Phi Khanh, Phương Hồng Ngọc, Phương Hồng Quế, Phượng Liên, Phượng Vũ, Quang Minh, Quốc Anh, Quỳnh Hương, Sỹ Đan, Tâm Đoan, Thanh Lan, Thanh Thúy, Thiên Kim, Tiến Dũng, Trung Chỉnh, Tuấn Vũ, Tường Khuê, Tương Nguyễn, Túy Hồng, Ý Lan... cùng các Ban Nhạc: The Asian Band, Y-2K, The Soldier, Moon Flower, Ban Tù Ca Xuân Điềm. Tất cả những bản nhạc được trình diễn phần nhiều về quê hương, về lính, về một thời gắn liền với những kỷ niệm đã qua.
Lúc 4:30pm chiều, ban tổ chức thông báo số tiền ủng hộ từ khắp nơi gởi về được gần 400,000 Mỹ kim.
Chương trình tiếp tục càng về chiều đồng hương đến tham dự càng đông.
Mọi chi tiết đóng góp xin liên lạc về: (714) 590-8534;
(714) 539-3545; (714) 371-7967 hoặc Email: hanhnhonguyen@yahoo.com  vào Web: http://www.camonanhtb.com/




Hình ảnh minh họa:  Một số hình ảnh về Đại Nhạc Hội "Nhớ Ơn Anh" kỳ 5 tại Nam California- Hoa Kỳ (Nguồn SET 57.4 Television).





Hình trên: Ca sĩ, xướng ngôn viên của truyền hình SET Diễm Liên giọng ca vút cao, khỏe mạnh.

Hình Dưới: Nữ ca sĩ Thiên Kim với "Chiều Qua Phá Tam Giang" của cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh




Diệu Quyên và Việt Dzũng, hai trong 9 xướng ngôn viên cột trụ của chương trình nhạc hội.



Bài đọc suy gẫm:   Anh Chẳng Còn Chi - tức Trận Cuối của tác gỉa Tưởng Năng Tiến.  Truyện viết về những người lính VNCH dù đã trở thành thương binh nhưng vẫn trợ giúp nhau để sống, đồng thời can đảm đấu tranh trên mặt trận tâm lý chiến với cộng sản sau năm 1975.


(Tặng Võ Hoàng)
"Từ máy thâu thanh cô nàng hát nhanh, trọn kiếp thương anh lính trẻ xa nhà, tôi là người đi lính miền xa, nhưng giữa rừng già tôi có thấy gì đâu... nhưng giữa rừng già tôi có thấy gì đâu..." Sáu Mù hát hai lần trước khi kết thúc bản nhạc và lần nào y cũng nhắm mắt lại thiệt chặt. Bẩy Què khoái chí cười sằng sặc, bỏ đờn xuống, bàn:
- Bản này mày ca tới hơn bản Xuân này con không về, mà đều mày đừng có nhắm mắt lại
- Sao vậy ?
- Mày đui, mắt toàn tròng trắng không hà, mở ra hay nhắm lại thì cũng "có thấy gì đâu". Làm như vậy làm chi cho nó mất công mà tao ngó sao mắc cười quá hà…
- Ờ...
Sáu Mù ờ rất yếu và mặt thoáng trầm ngâm. Y bị tật nguyền đã mười năm mà vết thương, đôi lúc, tưởng chừng như vẫn chưa kéo da non. Một va chạm nhẹ vẫn có thể gây ra cái cảm giác đau đớn khó chịu. Bảy Què đang cười bỗng khựng. Nhìn mặt bạn nó biết liền là mình vừa giễu dở nên vội vàng biện bạch, khỏa lấp :

- Cũng như tao vậy, mày thấy có khi nào tao ca bản "đường còn dài nhưng chân cứng đá mềm" mà hồi tụi mình học ở Vương Mộng Hồng đâu. Còn có một giò mà cứ làm bộ ắc ê đếm nhịp "một, hai, ba, bốn; một, hai, ba, bốn" hoài coi nó kỳ thấy mẹ !
- Vậy bữa nào rảnh mày dợt cho tao bài Người Nghệ Sĩ Mù đi. Bản đó tao hát nghe mà không rớt nước mắt tao làm con mày.
- Bản đó mới vô làm sao cà? Bảy Què băn khoăn đưa tay lướt nhanh trên phím đàn mò nốt.
- Tự nhiên tao cũng quên mất tiêu. Tao nhớ là hồi đó mình hay nghe ở cái quán cà phê gì ngoài Ðà Nẵng đó. Lúc mới vô đầu in tuồng có tiếng đờn, rồi tiếng tiền cắc thẩy vô lon nghe keng, keng...
- Thôi tao nhớ rồi... Bản này của Hoàng Thi Thơ, Hùng Cường ca chớ đâu. Rồi Bảy Què lấy giọng vô luôn: "Ai dừng chân nơi đây buông lòng theo câu ca. Tôi ngồi trong bóng tối nghe đời đi ra xa... "
- Nó đó...

- Mà không được đâu...
- Sao vậy ?
- Hát bản này nghe giống như hai thằng mình đi ăn xin vậy. Tụi mình đâu có đi hát dạo kiếm ăn. Mình có trách nhiệm đàng hoàng mà, đúng không ?
- Ờ .
Lần này Sáu Mù " ờ" mạnh hơn và thốt nhiên nghiêng đầu nở một nụ cười rạng rỡ. Y luôn luôn thấy thích thú, vui vui sướng khi nghe Bảy Què nhắc đến chuyện " trách nhiệm " của hai thằng. Sáu Mù không nói ra được những điều mình biết và mình nghĩ trong lòng rành mạch như Bảy Què nhưng y khoái nghe bạn nhắc đi nhắc lại " nhiệm vụ " và " ý nghiã " này nọ.
Có bữa cao hứng Bảy Què còn nói lung tung về tác dụng của chiến tranh tâm lý, tác dụng của nhạc trong tâm hồn quần chúng... Sáu Mù thiết tha được nghe cũng như Bảy Què khát khao được nói. Cả hai không bỏ lỡ cơ hội nào để bồi đắp niềm tin về cái ý nghiã xa xôi, mơ hồ nhưng cao đẹp cho phần đời thân tàn ma dại còn lại của hai thằng.
Thường ngày hai thằng ngồi bên ngoài chợ trời. Bảy Què bầy đồ nghề trên một cái bàn xếp chỉ lớn bằng bề mặt hai cuốn tập và cái bảng nhỏ cạnh bên: "Vô Mực Ruột Viết Bic và Sửa Hộp Quẹt Zippo Giá Rẻ". Sáu Mù thì không làm được chuyện này. Y vừa ngồi thổi sáo vừa bán sáo. Cái nghề này kiếm ăn không khá. Sáu Mù sống lây lất được là nhờ sự đắp đổi của bạn. Ðiều này vẫn thường làm cho y buồn và mang nhiều mặc cảm. Bảy Què cứ phải an ủi hoài hoài :
- Mày kiếm tiền không nhiều được bằng tao nhưng mày có dịp thổi sáo cả ngày. Cái lợi là mình làm cho những người khách qua đường được nghe tới nghe lui bản "Lòng Mẹ"," Con Thuyền Không Bến"...
- Lợi làm sao ? Bảy Què đã nói cả trăm lần như vậy rồi mà lần nào Sáu Mù cũng ráng hỏi lại.
-... Thì đ.m... người ta nghe mấy bản nhạc đó thấy đã tai hơn là nghe mấy bản nhạc chướng tai của tụi nó. Từ đó người ta nhớ thời cũ và càng chán cái thời chó đẻ này. Làm được như vậy là kể như tụi mình đang chiến đấu rồi. Cái này kêu bằng chiến tranh tâm lý mà Sáu!

Nữ xướng Ngôn Viên trẻ đẹp Orchids Lâm Quỳnh phụ trách lều V24 -7 với các nghệ sĩ ngồi trực phone đồng bào gọi vào.  Theo tổng kết tạm thời của anh Nam Lộc trước khi bế mạc chương trình thì số tiền do đồng bào khắp nơi trên đất Hoa Kỳ đóng góp đã lên hơn nửa triệu đô la. Hoan hô.



Hình trên: Nam ca sĩ Lâm Nhật Tiến với sự đau khổ tột cùng được thể hiện qua từng nốt nhạc. :)
Hình Dưới: Ca sĩ Lâm Thúy Vân.



Quang Minh, Hồng Đào trong màn kịch vui "Bà Già Dụ dỗ Diệt Kiều... dỏm".




Ông bà Điện - Mỹ Lệ đến từ Houston, bạn của nữ ca sĩ Phương Hồng Ngọc, rất có lòng với anh chị em thương binh nơi quê nhà đã rộng rãi mua bức tranh đấu giá với giá 10,000 đô.



Song ca "Lời Sông Núi" với nữ ca sĩ  Phương Hồng Quế (trái) và (phải) Phương Hồng Ngọc người  ca sĩ đến  từ Houston rất xa xôi để góp tiếng hát cho "ĐNH-Cám Ơn Anh".



Thiệt ra cái kêu bằng "chiến tranh tâm lý" này không phải là ý kiến của Bảy Què. Y chỉ lập lại những điều mà anh Hai hay nói cho tụi nó nghe thôi.
Hai thằng quen anh Hai lâu rồi. Bữa đó, chợ trời bị bố ráp, rượt bắt một trận tơi bời. Bảy Què mất hết đồ nghề, mất luôn cây nạng. Sáu Mù cũng quờ quạng sao đó để mất luôn hết lưng vốn của mình, hai chục cái ống sáo. Sáu Mù cõng bạn chạy mà mệt muốn đứt hơi.
May mắn gặp được anh Hai. Aûnh bỏ hai thằng lên xe chở tuốt về xóm. Từ đó anh Hai trở thành người anh kết nghĩa và ân nhân của hai thằng. Sáng, anh bốc hai thằng bỏ lên xe chở ra chợ. Chiều, anh cho hai thằng về. Lâu lâu còn có bữa anh "vớt" hai thằng về sớm hơn giờ đã định, đưa ra đường Hàm Nghi uống rum Lebon và nhậu củ kiệu với hột vịt bắc thảo. Anh Hai không bị đui, cũng không bị què. Anh chỉ bị chột mắt thôi.
Anh Hai không bao giờ nói cho Bảy Què và Sáu Mù nghe về dĩ vãng của mình. Thường ảnh hay trầm ngâm và buồn. Lâu lâu anh Hai mới nhỏ giọng, nghiêm trang nói chuyện với hai thằng, với giọng nói rất chân tình và thuyết phục. Từ anh Hai mới có chuyện "chiến tranh tâm lý": "Cuộc chiến của mình vẫn đang âm thầm tiếp diễn trên mọi mặt trận. Hai em phải thấy, tụi nó chiếm được thành mà không chiếm được lòng người thì chưa kể được là thắng; hiện tại tụi nó không những đã làm mất lòng người mà còn mất luôn cả lòng sĩ tốt của nó nữa. Chung cuộc tụi nó sẽ thua.Vấn đề của anh em mình bây giờ là phải chiến đấu, đóng góp toàn lực trong khả năng riêng của từng thằng để rút ngắn con đường đưa đến chiến thắng càng sớm càng tốt..."
Ðã nhất là anh Hai làm cho Sáu Mù và Bảy Què thấy rằng tụi nó không phải là kẻ tàn tật đứng bên lề cuộc đời. Tụi nó vẫn có khả năng, không những chỉ để sinh tồn mà còn để chiến đấu chống lại kẻ thù nữa. Từ đó, mỗi buổi chiều trở về xóm nhỏ thay vì chỉ nằm hát nghêu ngao chơi cho đỡ buồn thì Sáu Mù và Bảy Què dượt nhạc ráo riết. Mỗi tuần hai thằng được bà con vỗ tay tán thưởng, chia xẻ với niềm tin chung mãnh liệt của tất cả mọi người: cuộc chiến vẫn cứ đang tiếp diễn.
Lúc anh Hai tới thì Bảy Què và Sáu Mù đang cãi cọ về bản Sài Gòn Vĩnh Biệt. Sáu Mù thích chơi bản đó nhưng bị Bảy Què cự nự:
- Người ta chán nghe hát tới hát lui "Sài Gòn ơi anh xin hứa rằng anh trở veà" rồi! Nghe láu cá chết mẹ. Có thấy ai về đâu nào?
- Nhưng mà - Sáu Mù nhỏ nhẹ - bà con vẫn cứ mong chớ đâu có chán. Mình ên mày không thích rồi mày nghĩ ai cũng vậy sao?
Anh Hai can thiệp:
- Thôi trễ rồi nha hai đứa. Thì cứ để cho thằng Sáu nó ca; bản nào bà con vỗ tay nhiều thì hát tiếp không thì tuần sau bỏ. Bốc hai thằng lên xe, đạp ra khỏi con hẻm rồi anh Hai mới hỏi:
- Chiều nay tụi mày tính "hành quân" ở đâu đây?
- Cho tụi em xuống trạm xe buýt ở góc Trương Công Ðịnh và Nguyễn An Ninh đi.
- Hát ở ngay đó tụi công an nó đá cho dập mật à.
- Ðâu có, tụi em đón xe lên Tân Cảng mà. Thì cũng làm y chang như mấy lần trước vậy. Ði xe đường dài, khúc nào khách không chen chúc quá đông thì mình làm vài bản. Lần quần chiều nay mà tụi em chơi chừng hai chục bài là coi như tạm đủ để trả nợ núi sông rồi.
- Ðược - anh Hai tán thành – "kế hoạch hành quân" vậy là tạm ổn. Nhớ đừng chơi "Giã Từ Vũ Khí" nha, mấy cha. Cái gì mà "trả súng đạn này anh sạch nợ sông núi rồi", nghe rầu quá hà. Sáu Mù bắt liền:
-... anh chẳng còn chi, chẳng còn chi ngoài con tim héo em ơi. Xin trả lại đây, trả lại đây...
- Thôi mà Sáu - Bảy Què dấm dẳn - sao mày toàn thích toàn mấy bản nhạc yếu xìu không vậy ?
Cụt hứng, Sáu Mù tắt đài, chống chế bâng quơ :
- Bị nó làm tao nhớ ông thượng sĩ Tâm, ổng già rồi mà hay ca: "rồi anh sẽ qua thăm nhà em, với miếng cau với miếng trầu ta làm lại từ đầu.." nghe thấy đã.
Tới trạm vừa kịp lúc xe đến. Anh Hai đẩy Bảy Què lên trước rồi dắt Sáu Mù lên sau. Trước khi quay đi anh không quên dặn:
- Chừng bảy giờ tao chờ tụi mày ở đây nha.
Ở ngay trạm chính xe chật ních người. Bảy Què đút gọn cái nạng dưới gầm ghế, ôm sát cây đờn ghi ta để đứng trước ngực, ngồi che một khoảng nhỏ vừa đủ cho Sáu Mù dựa lưng vào thành xe và bó chặt hai đầu gối.
Xe ngừng ở trạm Nguyễn Du rồi Pasteur. Người xuống nhiều hơn người lên. Sàn xe bắt đầu có khoảng trống đủ rộng có thể di chuyển dễ dàng. Bảy Què đẩy bạn lết ra giữa đường đi và bắt đầu dạo đờn nhè nhè làm cho mọi người chú ý.
Theo đúng chương trình hai thằng sẽ mở đầu bằng bản "Trên Ðầu Súng":
"Trên đầu súng quê hương, Tổ quốc đã vươn mình. Trên lưỡi lê căm hờn, hờn căm như triều sóng. Ôi xôn xao chiêng trống hối thúc đã giục giã khắp chốn rộn ràng. Ôi lửa thiêng dậy bập bùng tay lửa tay vung kiếm. Trên đầu súng xâm lăng xiềng xích với bạo tàn. Trên lưỡi lê nô lệ cùm gông phải đổ nát... "
Người nghe không những chỉ chú ý mà còn hơi sửng sốt. Hát dạo trên xe buýt không phải là một hiện tượng xa lạ nhưng nói đến "nộ lệ," "cùm gông"... thì quả thực là những chữ lạ tai và đã tai! Nhắm thấy có bộ được, Bảy Què và Sáu Mù tiếp luôn bản "Cờ Bay":
"Cờ bay, cờ bay oai hùng trên Tổ quốc thân yêu thề chiếm lại nay mai bằng máu. Cờ bay, cờ bay tung trời ta về với quê hương dang ngóng đợi quân ta tiến về... Ðón nhau về anh đưa em về Gio Linh, Cam Lộ, Ðông Hà. Sạch bóng thù, đồng ta xanh với nắng mới, vang câu hát tự do."
Bản nhạc chấm dứt nhưng không ai vỗ tay. Bảy Què ngước nhìn lên và bắt gặp một hai người đang lấy tay chùi nước mắt. Y xúc động đến bối rối và cũng muốn khóc theo luôn. Y vừa đờn, vừa nói thầm với chính mình nhiều lần "nhảy dù cố gắng" để ngăn cho nước mắt khỏi chẩy. Sáu Mù thì chưa cảm nhận được kịp phản ứng của thính giả, vẫn tiếp tục say mê ngồi hát. Chương trình tiếp nối bằng một bản nhạc đơn ca "Trên Bốn Vùng Chiến Thuật:
"Năm hai mươi mốt tuổi, tôi đi vào quân đội mà lòng chưa hề yêu ai. Người yêu tôi mới quen mà thôi.."
Năm hai mươi mốt tuổi, Sáu Mù cũng đi vào quân đội. Tiểu Ðoàn Chín Nhảy Dù. Và người con gái y mới quen mà thôi ở quận Thượng Ðức - cách đây đã mười năm - mãi mãi vẫn còn trong tâm tưởng như một chiếc bóng đậm mầu. Lúc đơn vị đang tiến chiếm đồi 1062 thì Sáu Mù bị thương ở mắt. Y được trực thăng đưa thẳng về Tổng Y Viện Cộng Hoà. Giữa cái lúc nằm đau xót, mê man trên máy bay, Sáu Mù vẫn cứ nhớ và tiếc một điều: y đã không có dịp để nói với người ta một câu từ tạ, dù là "tạ từ trong đêm!".
Mắt Sáu Mù được giải phẫu xong đúng bốn ngày thì Sài Gòn thất thủ. Y bị đẩy ra khỏi bệnh viện để dành chỗ cho phe thương binh thắng trận. Sáu Mù vĩnh viễn "giã từ ánh sáng" kể từ lúc đó. Cũng từ đó, không có thêm một người con gái nào lọt được vào đôi mắt trắng giã của y nữa.

Băng Châu, nữ ca sĩ  kiêm kịch sĩ, kiêm xướng ngôn viên truyền hình,  trình bày nhạc phẩm "Anh Đi Chiến Dịch"của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, vừa thơ vừa nhạc thật xuất sắc, đầy ý nghĩa.



MC. anh cả Nam Lộc




MC. năng động Đỗ Tân Khoa




Ban Hợp Ca "Ngàn Khơi" trong nhạc phẩm "Cả Nước Đứng Lên" cuả nhạc sĩ Anh Bằng.




Tất cả đồng bào tham dự đều cùng hát chung như câu "cả nước cùng đứng lên oai hùng" trong mặt trận đấu tranh chống cộng sản vô thần, tạo nên một khung cảnh không gian đầy cảm động.



Trong cái bóng đêm dài hết một đời này, thỉnh thoảng, vẫn lóe sáng hình ảnh của hai người đàn bà: người mẹ và người con gái tóc thề mà Sáu Mù chưa kịp hỏi tên ở quận Thường Ðức. Những lúc lần dò, lê la ngoài hè phố hay trên xe buýt như thế này, tự thâm tâm Sáu Mù vẫn vừa mong mỏi, vừa lo sợ một điều: bất ngờ gặp lại được mẹ hay cố nhân.
Khi bản nhạc chấm dứt thì Sáu Mù không còn thể nào ngăn được nước mắt đã lăn nhẹ trên đ�i gò má gầy đến xương của y. Nhiều hành khách khác cũng khóc. Không khí trên xe trầm lắng đến nặng nề. Mọi người đều im lặng, thẫn thờ như họ đang bị thôi miên. Tài xế và lơ xe vẫn thi hành phận sự một cách bình thường, như không có chuyện gì quan trọng xẩy ra, dù nét mặt của cả hai bỗng nghiêm và buồn … thấy rõ!
Ðứa bé bán chuối chiên cẫn trọng gói một trái chuối bự nhất, nhẹ nhàng mang đến đạt vào tay Sáu Mù. Cái cảm giác nong nóng ở tay khiến y biết ngay là có một người nào đó đã động lòng và dấm dúi cho mình một phần lương thực. Sáu Mù không cảm thấy bị xúc phạm, y chỉ càng tủi thân thêm. Mãi đến lúc đó nhiều người mới nhìn thật kỹ Sáu Mù và Bảy Què.
Họ chợt nhận ra trước mắt mình là hai người thương binh - dù quân phục đã cũ nát, tả tơi và phù hiệu đơn vị đã bạc màu - chứ không phải là những kẻ ăn xin hát dạo như thường thấy. Sáu Mù đã cảm nhận được hết cái không khí thương yêu chia xẻ quanh mình. Y xúc động đến run người. May mắn là sự mù lòa giúp cho y đỡ bối rối hơn là Bảy Què trong lúc này. Bảy Què phải cúi gầm mặt xuống, tránh những ánh mắt chứa chan thiện cảm của những người xung quanh.
Cảm tình của thính giả làm cho Bảy Què luống cuống. Bần thần một hồi y mới lấy lại được bình tỉnh. Y vội vàng chuyển nhịp, chơi bản "Hội Nghị Diên Hồng":
"Toàn dân nghe chăng, sơn hà nguy biến? Hận thù đằng đằng, biên thùy rung chuyển... Toàn dân Tiên Long, sơn hà nguy biến ! Hận thù đằng đằng nên hòa hay chiến?"
- Quyết Chiến!.
Tiếng hô đáp bất ngờ của nhiều người trong xe khiến Bảy Què và Sáu Mù tưởng như có một luồng điện chạy qua người. Không riêng gì hai thằng mà có lẽ là tất cả mọi hành khách đều xúc động mãnh liệt. Sau đó có đến hơn chục người cùng cất cao giọng hát chung với hai thằng. Xe ngừng lai ở một vài trạm kế tiếp, không ai xuống! Lác đác chỉ có người lên.
Mặc kệ cho những người mới bước lên xe ngơ ngác, Bảy Què, Sáu Mù và nhiều hành khách trên xe cứ hát. Sau khi "chiều" theo mọi người hát đi hát lại bản "Hội Nghị Diên Hồng" đến lần thứ ba, Bảy Què mới chuyển nhịp qua được bản "Mẹ Việt Nam Ơi Chúng Con Vẫn Còn Ðây":
"Nhưng mẹ ơi, giờ đây sao mẹ khóc ? Hai vai gầy run rẩy nát tâm can. Lệ hồng pha Bến Hải nước tràn dâng. Áo nâu nghèo mẹ khóc để phơi thân. Một đàn con giờ quên ơn nuôi dưỡng. Súng đạn cầy tan nát luống quê hương... Mẹ lòng đau thương xót cảnh lầm than, xót xa nhiều phương Bắc chiếm phương Nam. Nhưng mẹ ơi, mẹ đừng than khóc nữa. Vì chúng con của mẹ vẫn còn đây..."
Xe đến Tân Cảng, trạm cuối. Bản nhạc cuối cùng cũng vừa vặn chấm dứt ở đó. Mọi người lục tục xuống xe. Họ đi qua chỗ hai thằng, không quên nhét vội vào túi tụi nó những đồng tiền lẻ. Có người lục tìm mãi túi mình rồi bối rối nhét đại vào áo Sáu Mù một ít... thuốc rê! Hai thằng ngồi sượng sùng đón nhận những câu nói "cảm ơn" nho nhỏ và những đồng tiền, những món quà rơi như mưa vào người mình. Riêng Bảy Què thì không dưng mà chợt nhớ đến cái lúc mà y ngượng ngập, cúi đầu nhận vòng hoa chiến thắng, từ tay của em nữ sinh Trưng Vương, vào một buổi sáng (nào đó) đã xa lắc, xa lơ... .
Trong đám hành khách, có hai người không móc tiền mà cũng không móc thuốc. Họ rút từ trong người ra khẩu K.54 dí vào ót của hai thằng. Cái cảm giác thép lạnh làm Sáu Mù điếng người. Hắn ú ớ lên tiếng hỏi :

- Làm cái gì vậy ?

- Về đồn rồi biết...

Bảy Què hốt hoảng :
- Tụi tui làm gì mà bắt chớ ?
- Làm việc cho CIA chống phá cách mạng chứ còn làm gì nữa.
Ðám đông hiếu kỳ còn đang kinh ngạc, tần ngần, nghe đến mấy chữ "CIA" liền bước nhanh xuống xe, vội vàng tản mát ra xa. Tay phải cầm súng, tay trái nắm cổ áo của Sáu Mù và Bảy Què, hai người đàn ông lực lưỡng lôi hai thằng xuống xe như lôi hai con chó!
Chuyến xe buýt cuối cùng Tân Cảng - Sài Gòn đã đỗ trạm từ hồi xẩm tối nhưng anh Hai vẫn neo xe chờ Sáu Mù và Bảy Què cho đến tận khuya. Anh biết chắc hai thằng em mình "thua" rồi nhưng vẫn cứ chờ. Làm sao mà bỏ đi liền cho đặng ?
Ngày xưa khi còn là một hoa tiêu trực thăng anh Hai cũng đã đi đón hụt nhiều chuyến như vậy rồi. Cái cảm giác mất mát lúc mang máy bay về không giữa đêm trường bao la sau khi đón hụt những toán biệt cách không làm cho anh thấy khổ sở và bứt rứt khủng khiếp như bây giờ.
Hút đến điếu thuốc cuối cùng rồi anh Hai leo lên xe lầm lũi đạp ra hướng sông, sông Sài Gòn. Bờ sông vắng , nước đen, gió lạnh. "Sông đưa người rồi cũng mỏi mòn trông!" Anh Hai lẩm nhẩm một câu thơ chợt len vào trí nhớ, và chưa bao giờ thấy mình cô đơn như vậy.
Anh nghĩ đến những thằng bạn đồng ngũ còn lận đận ở tận những phương trời xa xôi và tiếp tục lẩm nhẩm: "Tụi nó đều còn nguyên vẹn hết mà đã mười năm rồi, sao không thấy đứa nào quay trở lại. Trận chiến này chưa chấm dứt đâu mà …"•

Tưởng Năng Tiến.


Ðại Tá Lương Xuân Việt: ‘Cấp bậc mình là máu xương đồng đội’
Monday, August 08, 2011 2:13:48 PM





Bài và ảnh: Huy Phương/Người Việt

Sau khi bàn giao chức vụ lữ đoàn trưởng Lữ Ðoàn Dù lại cho người chỉ huy mới, Ðại Tá Lương Xuân Việt đang chuẩn bị để theo học một khóa chính trị và ngoại giao cao cấp trong một năm, và sau đó, ông có thể được điều động về phục vụ tại Ngũ Giác Ðài.
Theo lời mời của ban tổ chức Ðại Nhạc Hội “Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH” kỳ 5, sáng Chủ Nhật 7 tháng 8 năm 2011, Ðại Tá Lương Xuân Việt đã đến tham dự lễ khai mạc của đại nhạc hội gây quỹ này, và đã dành cho chúng tôi một cuộc tiếp xúc thân mật.


Ðại Tá Lương Xuân Việt.(Hình:Huy Phương/Người Việt)
Ngỏ lời với tất cả đồng bào có mặt trong ngày hôm nay, Ðại Tá Lương Xuân Việt nói rằng khi đến đây, mắt ông đã rơi lệ vì thấy anh em quân đội VNCH đang đứng trước sân khấu và “nhất là khi tôi nhìn những người mũ xanh vì lý do là thân phụ tôi ngày xưa cũng là Thủy Quân Lục Chiến nên tôi nghĩ đến ông, và những anh em mũ đỏ cũng rất gần gũi với tôi là vì cùng chung một binh chủng”. Ông cho rằng ông rất hãnh diện đứng trên sân khấu giờ này và chúc cho đại nhạc hội thành công tốt đẹp, đặc điểm của buổi đại nhạc hội hôm nay là tình cảm của đồng bào Việt Nam đã dành cho anh em thương binh, và những người trong cộng đồng đã đóng góp nhiều công sức cho buổi ÐNH hôm nay. Mặt khác, khi đã mặc bộ quân phục, đã xông pha chiến trường mới biết tình thiêng liêng của huynh đệ làm sao, và chúng ta không bao giờ bỏ lại đồng minh, bỏ lại anh em trên chiến trường dù thời gian đã 35 năm trôi qua.
Trong câu chuyện riêng với chúng tôi, Ðại Tá Lương Xuân Việt nói thêm rằng ông luôn luôn xúc động khi thấy những bộ quân phục ngày xưa, và hân hạnh được gặp gỡ những người này, vì thật sự họ là những anh hùng, đã ở trong quân đội nhiều năm như thân phụ và người cậu ruột của ông, và vì sống trong một gia đình quân nhân, ông mới hiểu thấu những nỗi hy sinh, cách biệt của những người lính đã hy sinh cho tổ quốc là to lớn chừng nào. Tuy bận rộn với quân vụ trong nhiều năm nay, Ðại Tá Lương Xuân Việt cũng đã theo dõi những sinh hoạt của cộng đồng người Việt tỵ nạn và tình hình của đất nước qua thư từ và e mail của bà con thân thích gửi cho. Lý do Ðại Tá Lương Xuân Việt chọn binh nghiệp chính là vì sự ảnh hưởng lớn lao của thân phụ ông là Thiếu Tá TQLC- VNCH Lương Xuân Ðương, và là một thanh niên lớn lên và được giáo dục trên đất Mỹ, ông muốn đóng góp cho đất nước này và nhất là để bảo vệ cho nền tự do của thế giới. Ông là con trai duy nhất trong gia đình có 7 chị em gái, họ đều thành công trên đất Mỹ. Ông còn thân mẫu năm nay 77 tuổi sinh sống tại Los Angeles, và thân phụ ông đã qua đời năm 1997 tại California.
Khi qua Mỹ, Ðại Tá Lương Xuân Việt chưa đầy 10 tuổi và gia đình ông đã chọn thành phố Mountain View, California để sinh sống. Sau khi tốt nghiệp USC, ông tình nguyện vào quân đội, mang cấp bậc Thiếu Úy Bộ Binh 1987 và được chọn vào danh sách sĩ quan hiện dịch. Ðồn trú Colorado, ông lần lượt giữ chúc vụ trung đội trưởng rồi đại đội phó Bộ Binh. Ông có khả năng chỉ huy và được đề bạt sang SÐ 101 Nhảy Dù, lần lượt giữ các chức vụ đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng rồi lữ đoàn trưởng.
Nói về sự thành công của cộng đồng người Việt tại Mỹ, Ðại Tá Lương Xuân Việt nói rằng ông rất xúc động mỗi lần nghe tin về một điều gì đó làm vẻ vang cho người Việt, dù là câu chuyện một em bé được một giải thưởng xuất sắc tại một trường trung học.

Cơ hội trở thành tướng lãnh gốc Việt đầu tiên?

Ðáp lại câu hỏi của chúng tôi về cơ hội ông là một sĩ quan xuất sắc của Sư Ðoàn Dù Hoa Kỳ có thể trở thành một tướng lãnh trong tương lai gần đây, Ðại Tá Lương Xuân Việt khiêm nhường nói rằng, dù trong binh nghiệp, ông đã lên tới cấp bậc cao nhất của một người Việt trong quân đội Mỹ, nên ông có nhiều trách nhiệm và cố gắng để làm vẻ vang cho dân tộc để cho mọi người biết sự đóng góp của người Việt mình cho dân tộc này. Cấp bậc ông đang mang này là máu xương, nước mắt của anh em đồng đội mà ông không bao giờ dám nhận vinh dự này là của riêng mình. Việc lên hàng tướng lãnh là điều có thể xẩy ra, nhưng ông không bao giờ nghĩ tới, vì những chiến công mà chúng ta đoạt được ở chiến trường cũng vì anh em thôi. Ðại Tá Lương Xuân Việt đã nhiều lần nói với bạn bè, dù ông xuống bao nhiêu cấp bậc cũng không đáng kể, nếu như lấy lại được mấy mạng sống của anh em đồng đội đã hy sinh trên chiến trường Iraq, Afghanistan.
Ðối với những cựu quân nhân một thời đã là chiến hữu của thân phụ mình, Ðại Tá Lương Xuân Việt nói rằng ông luôn luôn khắc sâu hai chữ ghi ơn, họ đã chiến đấu dũng cảm để cho ông và bạn bè có được ngày hôm nay.
Hiện nay, vì bận quân vụ trong khi theo học ngoại giao và chính trị, ông đã đưa gia đình gồm vợ và ba con về sống với trong cư xá sĩ quan tại thành phố Mountain View, Bắc California.
Ðại Tá Lương Xuân Việt nói tiếng Việt rất lưu loát và dùng chữ rất chính xác, mặc dầu ở Việt Nam ông chưa học hết bậc tiểu học. Ðây là lần đầu tiên, ông đến tham dự một buổi lễ với cộng đồng người Việt và gặp gỡ một số đông đảo đồng bào như trong ngày Ðại Nhạc Hội “Cám Ơn Anh...” hôm nay. Khi nghe lời phát biểu của Ðại Tá Lương Xuân Việt, chuyển từ tiếng Anh sang tiếng Việt một cách bất ngờ và tự nhiên, khán giả đã vỗ tay nồng nhiệt để tán thưởng ông.













 The Soldiers Band
 Nhân Viên Tình Nguyện Nhận Điện Thoại

 Ca Sỉ Quốc Anh
 Việt Dũng
 Chị Hạnh Nhơn và Phạm Hòa
 Lưu Anh Dung, Tuyết Dung và Anh Toản Không Quân
 Ca Sỉ Tâm Đoan

 Anh Chị Lưu Anh Dũng và Đại Tá Lương Xuân Việt
 Ca Sỉ Thiên Kim
 Phương Hồng Ngọc và Anh Nam Lộc
 Bảo Châu, Nam Lộc
Tuyết Dung và Volunteer's Không Quân
Ngọc Minh
Ca Sỉ / Bác Sỉ - Trung Chỉnh
Băng Châu và Thành Viên Hội Bảo Tồn Truyền Thống QLVNCH
Chị Thanh Thủy


Bác Sỉ Tình Nguyện Đại Nhạc Hội
Phương Hồng Ngọc
Tuyết Dung và các em Thế Hệ 2 QLVNCH
Nghệ Sỉ trả lời Điện Thoại
Đan Vi
Phụ Diễn văn Nghệ
 Mai Lệ Huyền
 Nam Lộc - Phương Hồng Ngọc
 Băng Châu
 Khu Vực Quay Phim và Chụp hình
 Nam Lộc Tuyết Dung
 SVSQ Khoá 4/72 Đồng Đế / Bắc và Dũng
 Đan Vi

 Anh Chị Lưu Anh Dũng
 Thanh Thúy
 Ca Nhạc Kịch Cám Ơn Anh / Ban Xuân Điềm




 Công Thành và Lynn
 Phương Hồng Quế






























No comments:

Post a Comment