Friday, May 6, 2011

LIÊN ĐOÀN 1 LLĐB HOA KỲ


LIÊN ĐOÀN 1 LLĐB HOA KỲ
TRÊN CHIẾN TRƯỜNG VIỆT NAM
        Vào bốn tháng cuối cùng năm 1964, liên đoàn 1 LLĐB/HK đưa qua Việt Nam 26 toán A-LLĐB, 3 toán B (BCH) LLĐB. Nhiệm vụ trợ giúp LLĐB Việt Nam trong khi chờ đợi liên đoàn 5 LLĐB/HK sang tham chiến. Dưới đây là phần giới thiệu về các toán A-LLĐB, điạ bàn hoạt động và nhiệm vụ của họ.
        A-131. Mới đầu chia làm hai, A-131A dưới quyền chỉ huy của toán phó, trung úy Harpole, làm việc trong căn cứ Động Ba Thìn. A-131B dưới quyền sĩ quan trưởng toán, đại úy Luck đến trại Trung Dũng. Cả hai trại đều nằm trong điạ phận tỉnh Khánh Hòa, thuộc vùng 2 chiến thuật. Trong khoảng thời gian từ ngày 24 tháng Bẩy năm 1964, đến ngày 10 tháng Mười Một 1964, mỗi toán được trao cho nhiệm vụ “bình định” và ngăn chặn đường giao liên trong khu vực trách nhiệm. Đến tháng Mười Một, hai toán A-131A, A-131B nhập lại, di chuyển đến Long Vân với nhiệm vụ bảo vệ phi đạo tại đây cho đến khi trở về Okinawa ngày 17 tháng Giêng năm 1965.
       A-414. Dưới quyền chỉ huy đại úy Pearce đến khu vực A-Rô trong tỉnh Quảng Nam, vùng 1 chiến thuật. Trong khoảng thời gian từ 7 tháng Tám năm 1964, cho đến ngày 2 tháng Hai năm 1965, nhiệm vụ chính yếu của toán A LLĐB là theo dõi đường biên giới Lào-Việt. Nhiệm vụ thứ hai được trao phó là “bình định” khu vực trách nhiệm. Phần lớn thời gian, toán A-414 phải lo việc xây dựng một phi đạo, cùng với hầm hố, doanh trại cho một căn cứ (trại LLĐB).
        B-210. Bộ chỉ huy B này dưới quyền chỉ huy của thiếu tá McNulty, đóng trong hai căn cứ trên vùng 2 chiến thuật. Đến Việt Nam ngày 21 tháng Tám năm 1964, thay thế cho B-330 LLĐB ở Pleiku. Trong thời gian ở Pleiku, BCH B-210 điều hành 21 toán A LLĐB/HK với nhiệm vụ chính, ngăn chặn đường giao liên của địch. Đến giữa tháng Mười Một, BCH B-210 di chuyển đến Ban Mê Thuột trong tỉnh Darlac. Tại Ban Mê Thuột, BCH B-210 điều hành bẩy toán A LLĐB, cho đến khi trở về Okinawa ngày 16 tháng Hai năm 1965.
        A-113. Dưới quyền chỉ huy của đại úy Harper, nằm trong thung lũng A Shau, tỉnh Thừa Thiên, vùng 1 chiến thuật. Trong khoảng thời gian từ 21 tháng Tám 1964, cho đến 16 tháng Hai năm 1965, toán A-113 LLĐB được trao cho nhiệm vụ dò thám đường biên giới Lào-Việt và ngăn chặn đường giao liên của quân đội Bắc Việt. Trong tháng Tám, trại Lực Lượng Đặc Biệt gần như bị hư hại hoàn toàn do trận bão Tilda. Do đó các hoạt động phải tạm ngưng cho đến khi trại được tái thiết, sửa chữa.
        A-311. Khi đến Việt Nam ngày 24 tháng Tám năm 1964, toán được chia làm hai. A-311A dưới quyền toán trưởng, đại úy Darnell. Toán này đến buôn (làng Thượng) Sar Par làm việc và ở đó cho đến ngày 5 tháng Mười 1964 khi trại LLĐB đóng cửa. Sau đó A-311A di chuyển lên Pleiku, nhận nhiệm vụ huấn luyện đơn vị xung kích tiếp ứng (Mike Force). Toán A-311B dưới quyền toán phó, đại úy Webb, mới đầu đến trại LLĐB Bu Prang làm việc cho đến ngày 5 tháng Mười năm 1964, lúc đó trại LLĐB đóng cửa. Sau đó toán A-311B di chuyển lên Kontum xây dựng trại LLĐB mới. Cả toán A-311 trở về Okinawa ngày 25 tháng Giêng năm 1965.
        A-422. Dưới quyền đại úy Guynn, đóng tại Plei Ta Nagle, trong tỉnh Pleiku, vùng 2 chiến thuật. Trong khoảng thời gian từ 21 tháng Tám 1964 đến 16 tháng Hai năm 1965, nhiệm vụ của toán làm cố vấn cho toán A LLĐB/VN và trang bị cho lực lượng dân sự chiến đấu (CIDG). Ngoài ra toán A-422 cũng tham gia chương trình “bình định, phát triển”, dân sự vụ trong khu vực hoạt động,  
        B-320. Dưới quyền thiếu tá Hiebert, đến Việt Nam ngày 4 tháng Chín 1964, đóng trong Saigon và điều hành chín toán A LLĐB trong vùng 3 chiến thuật. Đến tháng Mười Hai, liên đoàn 5 LLĐB/HK qua Việt Nam đem theo mấy BCH B và C LLĐB. B-320 di chuyển lên Tây Ninh và hoạt động ở đó cho đến ngày 2 tháng Ba năm 1965, trở về Okinawa. Trong thời gian hoạt động B-320 cố vấn cho LLĐB/VN phát triển ra những khu vực hẻo lánh và tổ chức những cuộc hành quân vào các mật khu, chiến khu D củ địch.
        B-130. Dưới quyền chỉ huy của thiếu tá Drake, đóng tại Cần Thơ, tỉnh Phong Dinh, dưới vùng 4 chiến thuật, từ ngày 14 tháng Chín đến ngày 10 tháng Mười Hai năm 1964. B-130 có nhiệm vụ điều hành bẩy toán A LLĐB. Đến tháng Muời Hai, B-130 di chuyển đi Long Xuyên, tỉnh An Giang, trông coi năm toán A LLĐB cho đến khi trở về Okinawa ngày 3 tháng Ba năm 1965. Nhiệm vụ của B-130 trong thời gian tại Việt Nam, điều hành hệ thống hành chánh, nhân viên, tiếp vận cho các toán A LLĐB. Ngoài ra tổ chức, tham dự các hoạt động dân sự vụ, tâm lý chiến trong khu vực trách nhiệm. Cố vấn cho LLĐB/VN, mở các cuộc hành quân bằng xuồng bay dưới vùng 4 chiến thuật.
        A-213. Dưới quyền đại úy C. R. Smith, đóng tại An Long tỉnh Kiến Phong trong thời gian từ ngày 11 tháng Chín 1964 cho đến ngày 10 tháng Hai năm 1965. Toán A LLĐB này có nhiệm vụ cố vấn cho LLĐB/VN. Tổ chức, trang bị và huấn luyện cho đơn vị dân sự chiến đấu trong nhiệm vụ biên phòng, tấn công bằng xuồng máy, xây cất, tổ chức vấn đề phòng thủ trại LLĐB.
        A-223. Do đại úy Sutton chỉ huy, đóng tại Bù Gia Mập, tỉnh Phước Long, trong vùng 3 chiến thuật, từ ngày 11 tháng Chín 1964 đến ngày 10 tháng Ba năm 1965. Mới đầu, toán A-223 được giao phó nhiệm vụ dò thám đường biên giới Việt-Miên. Tuy nhiên, trong tháng Mười Một 1964, nhiệm vụ thay đổi, toán A-223 nhận nhiệm vụ mới, ngăn chặn, phá hoại hệ thống đường mòn xâm nhập người và vũ khí, tiếp vận của địch. Với nhiệm vụ mới này, toán A-223 LLĐB phải tổ chức những cuộc hành quân “viễn thám” sâu vào khu vực địch kiểm soát. Một trong những cuộc hành quân nổi tiếng của toán A LLĐB do toán phó, trung úy Overcash chỉ huy một đại đội, tấn công, phá hủy một bệnh xá của địch quân trong rừng sâu, sát biên giới Việt-Miên, sau khi được toán viễn thám đem về tin tức tình báo chính xác về bệnh xá của địch.
        A-211. Dưới quyền đại úy Dine đóng tại Don Phước, tỉnh Kiến Phong dưới vùng 4 chiến thuật, từ ngày 3 tháng Mười 1964 đến ngày 15 tháng Giêng năm 1965. Nhiệm vụ của toán A LLĐB là theo dõi đường biên giới Việt-Miên. Dưới vùng kênh rạch, toán A LLĐB thường xử dụng xuồng máy đi hành quân. Trong một cuộc hành quân xẩy ra vào tháng Mười năm 1964, đại úy Towery, toán phó A-211 tử trận. Ngày 15 tháng Giêng, toán A-211 di chuyển lên Thủ Đức, tỉnh Biên Hòa, trong vùng 3 chiến thuật, với nhiệm vụ mới, huấn luyện LLĐB/VN. Người thay thế toán phó là trung úy Sandlin được điều động lên chỉ huy một đơn vị dân sự chiến đấu nằm giữ đài viễn thông tiếp vận trên núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh. Toán A-211 LLĐB trở về Okinawa ngày 17 tháng Ba năm 1965.
        A-411. Do đại úy Healy chỉ huy, đóng ở Trảng Sụp, tỉnh Tây Ninh từ ngày 9 tháng Mười năm 1964 đến ngày 6 tháng Tư năm 1965. Toán A LLĐB này chỉ huy các đại đội dân sự chiến đấu, mở các cuộc tấn công vào chiến khu C của địch. Ngoài ra họ còn có thêm nhiệm vụ dò thám đường biên giới Việt-Miên.
        A-424. Dưới quyền đại úy R. Allen, trấn đóng trong hai trại LLĐB. Từ ngày 11 tháng Mười 1964, đến ngày 15 tháng Giêng năm 1965, toán A LLĐB này đóng tại Long Khot, trong tỉnh Kiến Tường dưới vùng 4 chiến thuật trong khi chờ đợi trại mới đang được xây cất. Đến tháng Giêng, toán A-424 di chuyển đến trại LLĐB Bình Thạnh Thôn cũng trong tỉnh Kiến Tường. Nhiệm vụ của toán A-424 là dò thám đường biên giới Việt-Miên, tham gia chương trình “bình định, phát triển” trong khu vực trách nhiệm. Toán A-424 trở về Okinawa ngày 2 tháng Tư 1965.
        A-434. Dưới quyền đại úy Barnett, đóng tại Lộc Ninh thuộc tỉnh Bình Long trong vùng 3 chiến thuật, từ ngày 9 tháng Mười 1964 đến ngày 6 tháng Tư năm 1965. Toán A-434 LLĐB có nhiệm vụ cố vấn, huấn luyện và trang bị cho lực luợng dân sự chiến đấu. Tổ chức những cuộc hành quân phá hoại đường giao liên giữa hai chiến khu C và D của VC, nơi phiá nam quận Lộc Ninh.
        A-221. Dưới quyền đại úy Ballard, mới đầu đóng tại Mộc Hóa, tỉnh Kiến Tường, dưới vùng 4 chiến thuật, từ ngày 15 tháng Mười 1964 đến ngày 6 tháng Ba năm 1965. Nhiệm vụ của toán A-221 là dò thám đường biên giới Việt-Miên. Ngày 7 tháng Ba, toán LLĐB di chuyển đi Long Xuyên, trong tỉnh An Giang. Nhiệm vụ mới dành cho toán A-221 là huấn luyện lực lượng dân sự chiến đấu và Điạ Phương Quân vùng 4 chiến thuật. Toán A-221 trở về Okinawa ngày 3 tháng Tư năm 1965.
        A-114. Dưới quyền chỉ huy của đại úy Ekman, đóng tại Suối Đá, tỉnh Tây Ninh, trong vùng 3 chiến thuật, từ ngày 9 tháng Mười 1964 đến ngày 6 tháng Tư năm 1965. Nhiệm vụ của toán A LLĐB là ngăn chặn đường xâm nhập của địch vào chiến khu C. Ngoài nhiệm vụ chiến đấu, họ còn phải tổ chức các hoạt động dân sự vụ, tâm lý chiến trong khu vực trách nhiệm.
        A-233. Do đại úy Kincheloe chỉ huy, đóng tại Đồng Tre trong tỉnh Phú Yên trên vùng 2 chiến thuật, từ ngày 16 tháng Mười 1964 đến ngày 12 tháng Tư năm 1965. Nhiệm vụ trao phó cho toán A-233 là cố vấn, trang bị và huấn luyện các đại đội dân sự chiến đấu. Tổ chức các cuộc hành quân trong khu vực trách nhiệm. Trong nhiệm vụ dân sự vụ, họ đã xây cất được một phòng đọc sách cho người dân trong khu vực.
        A-231. Dưới quyền đại úy Viau, đóng tại Kannack thuộc tỉnh Bình Định, từ ngày 16 tháng Mười 1964 đến ngày 21 tháng Tư năm 1965. Trong đêm 8 tháng Ba, trại LLĐB đã đẩy lui trận tấn công do hai tiểu đoàn VC, hạ tại trận 119 tên, thâu được nhiều vũ khí. Sau trận này, đại úy Viau được ân thưởng huy chương Distinguished Service Cross.
        A-133. Dưới quyền chỉ huy của đại úy Cale, trấn đóng hai trại LLĐB trong khoảng thời gian từ 16 tháng Mười 1964 đến ngày 12 tháng Tư năm 1965. Từ ngày 20 tháng Mười đến 22 tháng Giêng 1965, toán A-133 đóng tại Polei Krong trong tỉnh Phú Bổn, với nhiệm vụ cố vấn, trang bị và huấn luyện các đại đội dân sự chiến đấu. Đến tháng Hai, toán A-133 di chuyển đến Diên Khánh trong tỉnh Quảng Đức, tuyển mộ dân sự chiến đấu. Một phần lính tuyển mộ, sau đó chuyển qua lực lượng Điạ Phương quân tỉnh Quảng Đức.
        A-322. Dưới quyền đại úy Haley, đóng tại Khâm Đức trong tỉnh Quảng Tín, ngoài vùng 1 chiến thuật, từ ngày 27 tháng Mười 1964 đến ngày 23 tháng Tư năm 1965. Nhiệm vụ cho toán A-322 là trợ giúp và cố vấn việc thành lập các đại đội dân sự chiến đấu trong kỹ thuật dò thám đường biên giới Lào-Việt. Ngoài ra toán A-322 tổ chức huấn luyện cho nhân viên dân sự chiến đấu những kỹ thuật chuyên môn như: chiến thuật, truyền tin, vũ khí, an ninh tình báo. Sau khi thụ huấn xong khóa học đặc biệt, nhân viên DSCĐ được gửi đến phục vụ trong các trại LLĐB biên phòng khác.
        A-323. Dưới quyền chỉ huy của đại úy C. Allen, đóng ở Khe Sanh, tỉnh Quảng Trị từ ngày 27 tháng Mười 1964 đến ngày 23 tháng Tư năm 1965. Nhiệm vụ dành cho toán A-323 là do thám đường biên giới Việt-Lào, thâu thập tin tức về những sự di chuyển của quân đội Bắc Việt. Ngoài nhiệm vụ biên phòng, toán A-323 còn giữ vai trò như một ban cố vấn cho Bộ Tư Lệnh Quân Viện (MACV).
        A-122. Dưới quyền chỉ huy của đại úy F. Brown, đóng tại Gia Vực, thuộc tỉnh Quảng Ngãi trên vùng 1 chiến thuật, từ ngày 30 tháng Mười 1964 đến ngày 18 tháng Tư năm 1965. Gia Vực là một trại LLĐB do dân sự chiến đấu (CIDG) trấn giữ. Nhiệm vụ chính yếu là bình định khu vực trách nhiệm. Ngoài nhiệm vụ chiến đấu, bảo vệ khu vực trách nhiệm, toán A-122 huấn luyện thêm khoảng 350 dân sự chiến đấu để đưa đến các trại LLĐB khác. Trong vấn đề dân sự vụ, toán A-122 xây được ngôi làng “Đời Mới” (New Life) chứa được 1000 người tỵ nạn, trước đó sống trong vùng VC kiểm soát.
        A-324. Dưới quyền đại úy Moon, đóng tại Gia Vực tỉnh Quảng Ngãi. Nhiệm vụ của toán huấn luyện dân sự chiến đấu bảo vệ và bình định khu vực trách nhiệm.
        A-431. Dưới quyền chỉ huy của đại úy Terrana, đóng trong Phuy Srunh, tỉnh Tuyên Đức từ ngày 30 tháng Mười năm 1964. Sau khi trại đóng cửa, chuyển giao cho QL/VNCH, bốn quân nhân Mũ Xanh trong toán thuyên chuyển đến trại LLĐB Đức Lập để thiết lập một căn cứ hành quân tiền phương cho các toán biệt kích xâm nhập. Trước khi hoàn tất nhiệm vụ, cả toán được đưa về Okinawa.
        A-432. Duới quyền đại úy P. Anderson, đóng ở buôn Beng trong tỉnh Phú Bổn, từ ngày 30 tháng Mười 1964 đến ngày 27 tháng Tư năm 1965. Nhiệm vụ của toán cố vấn, giúp đỡ vị quận trưởng trong vấn đề bảo vệ an ninh khu vực trách nhiệm và các hoạt động dân sự vụ.
        A-224. Dưới quyền chỉ huy của đại úy Popham, trấn đóng Đức Cơ, tỉnh Pleiku, từ ngày 6 tháng Mười Một 1964 đến ngày 30 tháng Tư năm 1965. Nhiệm vụ của toán là cố vấn, trang bị và huấn luyện các đại đội dân sự chiến đấu, theo dõi, dò thám đường biên giới Việt Miên. Khi toán A-224 đến Đức Cơ, việc phòng thủ trại LLĐB đã hoàn tất được một nửa. Trại LLĐB Đức Cơ đã tổ chức nhiều cuộc hành quân, tuần tiễu dọc theo đường biên giới trong khu vực trách nhiệm.
        A-313. Dưới quyền đại úy R. Mendoza, đóng trong Plei Me tỉnh Pleku, từ ngày 6 tháng Mười Một 1964 đến ngày 30 tháng Tư năm 1965. Nhiệm vụ chính yếu là theo dõi, dò thám đường biên giới. Tổ chức những toán tuần tiễu cấp trung đội đã lấy được nhiều tin tình báo về các hoạt động của địch bên kia biên giới.
        A-331. Dưới quyền đại úy Charles Mendoza, đóng ở Tịnh Biên trong tỉnh Châu Đốc dưới vùng 4 chiến thuật, từ ngày 6 tháng Mười Một 1964 đến ngày 30 tháng Tư năm 1965. Nhiệm vụ của toán lúc ban đầu là cố vấn cho LLĐB/VN trong việc theo dõi đường biên giới. Trong ba tháng cuối cùng, toán A-331 là một trong hai toán LLĐB/HK dưới vùng 4, được trao cho nhiệm vụ cố vấn cho chính quyền điạ phương trong các hoạt động dân sự vụ.
        A-334. Dưới quyền đại úy Lockridge, lúc mới đến đóng trên Dak To, tỉnh Kontum, từ ngày 6 tháng Mười Một 1964 đến ngày 15 tháng Giêng năm 1965. Ngày 1 tháng Giêng toán A-334 chia làm hai, toán A-334A dưới quyền chỉ huy của đại úy Lockridge di chuyển về Pleiku. Toán A-334B dưới quyền toán phó, đại úy Neumann di chuyển đến Plateau Gi, thiết lập một trại LLĐB mới. Nơi thành phố gia đình đại úy Neumann sinh sống ở Hoa Kỳ gửi tặng 54 thùng lớn quần áo tặng cho gia đình các quân nhân dân sự chiến đấu. Toán A-334 trở về Okinawa ngày 21 tháng Tư năm 1965.
       
        Trong mười sáu toán A thuộc liên đoàn 1 LLĐB/HK qua Việt Nam trong năm 1965, bẩy toán được trở về khi soạn bản báo cáo này. Sau đây là các hoạt động của họ.
        A-121. Dưới quyền chỉ huy của thiếu tá Cole, đóng trong thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, vùng 2 chiến thuật, từ ngày 9 tháng Tư năm 1965 đến ngày 5 tháng Mười 1965. Toán A LLĐB này được bổ xung để làm nhiệm vụ như một BCH B LLĐB điều hành bốn toán A LLĐB hoạt động trong tỉnh Bình Định. Họ xây cất thêm doanh trại cho thêm ba toán LLĐB đến cố vấn cho các đơn vị Điạ Phương Quân. Toán A-121 hoàn tất nhiệm vụ, đợi cho một toán B (đầy đủ) LLĐB đến thay thế họ.
        A-123. Dưới quyền đại úy Dugan, trong thời gian từ 27 tháng Tư năm 1965 đến ngày 12 tháng Mười 1965. Toán A LLĐB này đóng ở Bình Khê trong tỉnh Bình Định. Mới đầu nhiệm vụ của họ là huấn luyện cho các đơn vị Điạ Phương Quân trong vùng trách nhiệm. Vào khoảng đầu tháng  Tám 1965, nhiệm vụ cho toán A-123 thay đổi, tuyển mộ, trang bị và huấn luyện dân sự chiến đấu. Nhiệm vụ quan trọng được trao cho toán A LLĐB này là lấy lại, chiếm đóng thung lũng Vĩnh Thạnh. Toán A-123 được biết đã phối hợp hành quân với sư đoàn 101 Nhẩy Dù HK và sư đoàn 1 Không Kỵ.
        A-321. Dưới quyền đại úy P. Davis, trong thời gian từ 27 tháng Tư 1965 đến ngày 22 tháng Mười năm 1965. Toán A-321 đóng ở Bồng Sơn thuộc tỉnh Bình Định. Toán A LLĐB này có ba nhiệm vụ. Cố vấn cho đơn vị VNCH, bộ chỉ huy đặt trong quận Hoài Nhơn, xây dựng một trại LLĐB ở Bồng Sơn, huấn luyện, hành quân với các đơn vị Điạ Phương Quân trong khu vực trách nhiệm. Trong một cuộc hành quân, ngày 18 tháng Sáu năm 1965, đại úy Davis, thượng sĩ Waugh, trung sĩ Morgan, binh nhất Brown cùng với năm trung đội Điạ Phương Quân bị hỏa lực của lực lượng địch cấp đại đội đàn áp. Mặc dầu hỏa lực của địch mạnh hơn, thêm lợi thế về điạ hình, đại úy Davis vẫn bám lấy địch quân, gọi các phi tuần Việt Mỹ lên oanh kích, tiêu diệt hơn 100 quân địch. Sau trận đánh, đại úy Davis được ân thưởng huy chương Ngôi Sao Bạc. Ít lâu sau,  trong một cuộc hành quân khác, trung sĩ Morgan tử trận, nâng tổng số lên 25 quân nhân thuộc liên đoàn 1 LLĐB/HK tử trận tại Việt Nam.
        A-111. Dưới quyền chỉ huy của đại úy Hart, từ ngày 4 tháng Năm 1965 đến ngày 31 tháng Mười 1965. Mới đầu toán A-111 đóng ở Tri Tôn, trong tỉnh Châu Đốc dưới vùng 4 chiến thuật. Toán A LLĐB làm việc với các đơn vị Điạ Phương Quân trong khu vực trách nhiệm. Đến ngày 6 tháng Mười, toán A-111 di chuyển ra đảo Phú Quốc, thuộc tỉnh Kiên Giang, đảm nhiệm việc huấn luyện cho một đại đội dân sự chiến đấu. Toán này hoạt động dân sự vụ, tâm lý chiến rất thành công, “chiêu hồi” được hai đại đội ly khai người Miên chống lại quốc gia, đòi trả lại hai tỉnh dưới vùng 4 chiến thuật cho người Miên. Với thành quả trên, đại úy Hart được ân thưởng huy chương Bảo Quốc Huân Chương.
        A-311. Dưới quyền đại úy W. Otte, trong thời gian từ ngày 4 tháng Năm 1965 đến ngày 27 tháng Mười năm 1965, đóng tại Tân Châu trong tỉnh Châu Đốc. Mới đầu làm nhiệm vụ cố vấn cho quận, sau đó tổ chức toán huấn luyện lưu động gồm năm binh sĩ LLĐB/HK và bẩy quân nhân Việt Nam. Họ huấn luyện cho các tiền đồn xa trong quận, tổ chức các hoạt động dân sự vụ, tâm lý chiến.
        A-122. Dưới quyền đại úy W. Myers, từ ngày 1 tháng Sáu 1965 đến ngày 28 tháng Mười năm 1965. Toán A-122 đóng tại Tuy Phước thuộc tỉnh Bình Định trên vùng 2 chiến thuật, có nhiệm vụ huấn luyện và hành quân chung với lực lượng Điạ Phương Quân trong khu vực trách nhiệm. Đem được nhiều làng, ấp ra khỏi ảnh hưởng của địch qua các hoạt động dân sự vụ, tâm lý chiến. Với sự giúp đỡ của cơ quan USOM, những làng bị chiến tranh tàn phá được xây dựng trở lại với nhiều tiện nghi, cải thiện đời sống dân chúng.
        A-223. Dưới quyền chỉ huy của đại úy E. Murphy, trong thời gian từ ngày 13 tháng Bẩy năm 1965 đến ngày 21 tháng Mười Hai 1965. Toán A-223 đóng trong quận Hoài Ân, tỉnh Bình Định, với nhiệm vụ huấn luyện dân sự chiến đấu và cố vấn cho quận. Toán LLĐB tổ chức những hành quân bình định, dân sự vụ trong khu vực trách nhiệm. Trong cuộc hành quân Harvest, toán A-223 vào tiếp ứng cho một đơn vị Điạ Phương Quân, đang bảo vệ xóm làng trong mùa gặt, không cho quân du kích VC đến thu thuế (lúa gạo) của dân làng.

        Đến ngày 31 tháng Mười Hai năm 1965, liên đoàn 1 LLĐB/HK vẫn còn để lại chín toán A LLĐB tại Việt Nam. Dưới đây là danh sách các toán A LLĐB và sĩ quan trưởng toán.
A-213. Văn Cảnh,       Bình Định,      vùng 2 chiến thuật,     đại úy Schroeder
A-322. Dak To,           Kontum,          vùng 2 chiến thuật,     thiếu tá Ruhlin
A-112, Mai Linh,        Phú Bổn,         vùng 2 chiến thuật,     đại úy Gregor
A-212, Sông Mao,      Bình Thuận,    vùng 2 chiến thuật,     thiếu tá Bass
A-221, Kiến Bình,      Kiến Tường,    vùng 4 chiến thuật,     đại úy Holland
A-211, Vĩnh Thạnh,    Bình Định,      vùng 2 chiến thuật,     đại úy Durr
A-114, Bồng Sơn,       Bình Định,      vùng 2 chiến thuật,     đại úy Snyder
A-324, Tiên Phước,    Quảng Tín,      vùng 1 chiến thuật,     đại úy O’Connor
A-113, Đà Nẵng,        Quảng Nam,    vùng 1 chiến thuật,     đại úy Stitt

Theo tài liệu: Special Forces, 1 Special Force Group.
Dallas, TX.
vđh

No comments:

Post a Comment